Hi, How Can We Help You?
  • hotro@xttmvietmy.com
  • B12/D21 KĐT Mới Cầu Giấy, Ngõ 100 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Top 10 Nước Xuất Khẩu Cà Phê Lớn Nhất Thế Giới

Một trong những thức uống được ưu chuộng và sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu chính là Cà phê. Đứng thứ 3 về sản phẩm nước uống được tiêu thụ nhiều nhất chỉ sau nước và trà. Ngày nay, khi ra đường thật dễ dàng để tìm được một quán cà phê dù ở bất kỳ ngóc ngách nào. Hàng tỷ ly cà phê được bán ra mỗi ngày, vậy nguồn nguyên liệu dồi dào đó được lấy từ đâu?

Được biết, cà phê cũng có nhiều công dụng tuyệt vời trong cả lĩnh vực dược phẩm và mỹ phẩm. Những hạt cà phê tốt luôn đòi hỏi phải được trồng và chăm sóc trong điều kiện thời tiết ấm mà không quá khắc nghiệt. Chính bởi lý do đó mà các quốc gia có khả năng trồng được cà phê đều có chung các đặc điểm về địa lý và điều kiện thời tiết. Cùng tìm hiểu 10 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới được thống kê bởi Tổ chức Cà phê Quốc tế (International Coffee Organization).

1. Brazil

Mặc dù không phải quê hương của cà phê nhưng Brazil luôn giữ vị trí đứng đầu về xuất khẩu cà phê trên thế giới. Với diện tích trồng cà phê lên tới 2,7 triệu hecta trải dài khắp 16 bang và khoảng 2.000 địa phương, không khó hiểu khi Brazil luôn nằm trong top đầu các nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới với khoảng 62 triệu bao (2020), mỗi bao có trọng lượng 60kg.

Với hơn 300.000 trang trại cà phê được rải đều khắp Brazil và tập trung chính vào các tiểu bang như Minas Gerais, Sao Paulo và Prana – nơi có nhiệt độ và khí hậu lý tưởng cho cây cà phê phát triển. Nhờ đó, sản xuất cà phê có vai trò quan trọng trong sự phát triển và là động lực cho nền kinh tế Brazil trong suốt nhiều năm.

Brazil - Nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới

Quy trình sản xuất cà phê của Brazil cũng là một nét riêng biệt và thiên về sự tự nhiên hơn so với các quốc gia sản xuất cà phê khác. Brazil áp dụng quy trình sản xuất khô thay vì phương pháp ướt khi phải rửa sạch hạt cà phê bằng nước. Theo quy trình khô, quả cà phê sẽ được phơi ngoài không khí để làm khô và mất nước tự nhiên nhờ vào ánh nắng mặt trời.

2. Việt Nam

Mặc dù Chiến tranh ở Việt Nam đã gây ra sự gián đoạn trong sản xuất và kinh doanh cà phê, nhưng sau đó sản lượng cà phê đã tăng nhanh chóng từ chỉ 6,000 tấn vào năm 1975 lên khoảng 1,78 triệu tấn vào năm 2022 và dễ dàng đưa Việt Nam lên vị trí một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới như hiện nay. Với giá trị xuất khẩu đạt tới 4,06 tỷ USD, đây là năm đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu cà phê của nước ta vượt mốc 4 tỷ USD tăng 13,8% về lượng và khoảng 32% về giá trị so với năm 2021.

Kết cấu hạt và hương vị của cà phê Việt Nam tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, thường được pha theo một khẩu phần riêng lẻ và bổ sung với sữa đặc có đường. Ở Mỹ, cà phê trồng ở Việt Nam thường bị nhầm lẫn với cà phê rang kiểu Pháp vì cách pha chế đồ uống, kết cấu và hương vị rau diếp xoăn riêng biệt. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cà phê pha truyền thống được rang vừa và không có hương liệu rau diếp xoăn.

Đặc biệt, cà phê Việt Nam không chỉ được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô mà chúng ta cũng có thương hiệu cà phê nổi tiếng của tập đoàn Trung Nguyên Legend. Được xuất khẩu tới hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, tiêu biểu có thể kể tới như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật,… Với hương vị đậm đà, công nghệ hiện đại và bí quyết Phương Đông độc đáo không thể sao chép. Cà phê Trung Nguyên đã và đang chinh phục được những người tiêu dùng khó tính trên toàn thế giới.

3. Colombia

Một chiến dịch quảng cáo nổi tiếng có hình ảnh một nông dân trồng cà phê hư cấu tên là Juan Valdez của Liên đoàn cà phê Colombia (FNC) đã giúp Colombia trở thành một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng khắp thế giới.

Colombia sản xuất 810,000 tấn cà phê mỗi năm và là nước sản xuất cà phê Arabia cao thứ hai. Tuy nhiên, một loại bệnh trên lá đã tấn công các vụ cà phê Colombia trong năm 2008 và 2009 do mưa lớn được gọi là bệnh gỉ sắt cà phê. Điều này khiến sản lượng cà phê của nước này giảm 40%, nhưng sau đó đã tăng trở lại do Colombia đã thay thế cây bằng các giống kháng bệnh gỉ sắt.

Colombia nổi tiếng về chất lượng cà phê, đặc biệt là loại cà phê Arabia có vị ngọt và ít đắng hơn hạt cà phê Robusta, mang lại hương vị nhẹ nhàng với thoang thoảng một chút sô cô la và các loại hạt. Vào năm 2020, sản lượng cà phê của Colombia đạt tới 14,3 triệu bao xuất khẩu toàn cầu, nhờ đó giữ vị trí số 3 trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

4. Indonesia

Vị trí địa lý và khí hậu đã giúp Indonesia trở thành quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn thứ ba trên thế giới. Indonesia xuất khẩu lên tới 270,000 tấn một năm với hơn 20 loại giống được trồng như Bali, Flores, Java, Papua, Sulawesi, v.v được đặt tên theo khu vực trồng, hương vị khác biệt và cách chúng được trồng cũng như sản xuất.

Đặc sản cà phê nổi tiếng nhất của Indonesia là kopi luwak. Đây là loại cà phê đắt nhất thế giới vì được thu hoạch từ phân của các chú chồn sống trong những khu rừng nhiệt đới thông qua một quy trình thâm canh độc đáo. Cà phê chồn là loại cà phê có hương vị đặc biệt và có đẳng cấp riêng trên thị trường.

5. Ethiopia

Ethiopia được xem là quê hương của cà phê Arabica giành vị trí số 5 trong top các nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới. Việc trồng và xuất khẩu Arabica đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của nước này và ngành công nghiệp cà phê cung cấp việc làm cho khoảng 15 triệu người tại đây, chiếm 16% dân số.

Cà phê Ethiopia có sự đa dạng và phong phú nhiều hơn so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới với nhiều giống cà phê khác nhau và cho ra đời các loại cà phê có đặc điểm và hương vị riêng. Hạt giống Harar, Limu, Sidamo và Yirgacheffe đều là giống cà phê Arabica, được sở hữu và bảo vệ bởi chính phủ Ethiopia.

6. Honduras

Trở lại vùng Trung Mỹ, Honduras vượt lên trước Ấn Độ và dừng chân tại vị trí thứ 6. Honduras có sáu vùng trồng cà phê riêng biệt, mỗi vùng sản xuất cà phê với các đặc điểm khác nhau. Có khoảng 110.000 trang trại trong cả nước, trong đó khoảng 92% là các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ.

Trong một thời gian dài, cà phê từ Honduras được coi là có chất lượng kém hơn so với các nước láng giềng Trung Mỹ, nhưng ngày nay những người sành cà phê trên khắp thế giới hiện đang chú ý đến chất lượng từ những hạt cà phê đã được cải tiến của quốc gia này. Cà phê chính là một phần quan trọng của nền kinh tế Honduras, và ngành công nghiệp cà phê liên tục cung cấp việc làm và doanh thu cho một bộ phận lớn người dân.

7. Ấn Độ

Cà phê Ấn Độ được biết đến là loại cà phê được trồng trong bóng râm (thay vì trồng dưới ánh nắng trực tiếp như các quốc gia khác). Ấn Độ đã sản xuất 348.000 tấn hạt trong năm 2016, nhưng không phải nơi nào ở Ấn Độ cũng thích hợp để trồng cà phê – phần lớn việc trồng được thực hiện ở các vùng đồi núi phía nam của đất nước. Hạt cà phê thường được trồng bởi những hộ trồng nhỏ trong điều kiện mưa gió mùa, và thường được trồng cùng với các loại gia vị như bạch đậu khấu và quế để tạo cho cà phê có vị cay và hương thơm.

8. Uganda

Uganda trồng cả hạt Robusta – có nguồn gốc từ khu vực rừng Kibale và Arabica được du nhập từ Ethiopia. Robusta chiếm khoảng 80% và Arabica khoảng 20% sản lượng cà phê tại đây. Dự kiến xuất khẩu cà phê của nước này sẽ có tín hiệu tích cực hơn trong thời gian tới nhờ thời tiết thuận lợi và việc mở rộng diện tích trồng cà phê.

Mặc dù Uganda có thể không phải là cái tên phổ biến trong ngành sản xuất cà phê, nhưng đây là quốc gia xuất khẩu có thu nhập cao nhất Trung Phi sản lượng xuất khẩu cà phê đạt khoảng 300.000 tấn. Uganda đã vượt qua Mexico và trở thành quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 8 trên thế giới.

9. Mexico

Mexico là quốc gia sản xuất cà phê lớn và đặc biệt là nơi sản xuất cà phê hữu cơ lớn nhất thế giới. Mỹ được xem là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Mexico với hạt cà phê Arabica được trồng ở vùng biên giới phía nam của đất nước, dọc theo bờ biển và gần với biên giới Guatemala.

Sản lượng cà phê của Mexico đã bị ảnh hưởng trong những năm gần đây do thời tiết xấu, dịch bệnh và các vấn đề kinh tế. Vào những năm 1990, một cuộc khủng hoảng đã xảy ra trong sản xuất cà phê của Mexico khi Hiệp định Cà phê Quốc tế bị dỡ bỏ và giá cà phê trên toàn thế giới và hạn ngạch xuất khẩu không còn được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến việc Mexico không thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

10. Guatemala

Cà phê Guatemala đặc trưng bởi được trồng trên đất núi lửa phong phú, độ ẩm thấp, có nắng và đêm mát mẻ. Loại cà phê này có hương vị sô cô la đen, lớp hương đầu của cây phỉ sang trọng và sau đó là trầm lắng một chút dâu đen nhẹ nhàng, mang lại nét hấp dẫn và sự đặc biệt riêng.

Tại Trung Mỹ, Guatemala lọt vào bảng xếp hạng với vị trí thứ 10 với sản lượng sản xuất của quốc gia vẫn khá ổn định trong vài năm qua. Cà phê ở Guatemala phát triển quanh năm với nhiệt độ dao động khoảng 16 đến 32°C, và ở độ cao từ 500 đến 5.000 mét so với mực nước biển. Guatemala là nhà sản xuất hàng đầu của Trung Mỹ cho đến khi bị Honduras vượt mặt vào năm 2011.

Ngoài top 10 nước có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới được nêu trên thì cũng có một số quốc gia khác có sản lượng xuất khẩu cũng khá cao. Một trong số đó có thể kể tới như Peru, Trung Quốc hay Costa Rica,… Mặc dù cùng là cà phê tuy nhiên cà phê của mỗi quốc gia trồng và sản xuất lại có hương vị đặc biệt riêng của từng vùng do đó người tiêu dùng có thể nghiên cứu kỹ để chọn ra loại cà phê ưng ý nhất.

Xúc Tiến Thương Mại Việt Mỹ

Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có kinh nghiệm về xúc tiến thương mại, liên hệ ngay XTTM Việt Mỹ để được tư vấn, hỗ trợ xuất nhập khẩu ngay.  Hoặc có thể Like Fanpage để được hưởng các ưu đãi sớm nhất.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Xúc Tiến Thương Mại Việt Mỹ

Điện thoại: 036.84.81.365

Kết nối – Cùng đồng hành

Trả lời

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*